Cách bảo quản mật ong từ dân gian - khoa học

Việc giữ cho một lọ mật ong tại nhà lâu bị hư rất đơn giản, nhưng tôi chắc chắn rằng không ít bạn có cách làm chưa đúng và có thể hiểu sai về các phương pháp bảo quản mật ong.

Bảo quản mật ong đúng cách

Lọc thật sạch

Bước đầu tiên để bảo quản mật ong được lâu là, phải lọc mật ong cho thật sạch.

Mật ong lẫn nhiều phấn hoa, dịch ấu trùng ong bị nát, đất, cát, thậm chí là rác (với mật ong rừng) sẽ làm cho nó rất mau hỏng, thời hạn sử dụng mật ong ngắn.

Đặc biệt là mật ong rừng. Vì đa số mật ong hoa rừng được vắt tay, không tuân thủ vệ sinh nên đa số đều mật ong bị sủi bọt và có ga rất mạnh kèm theo là “rác” nổi lên trên miệng chai.

Vì thế mà mật ong rừng hoặc các loại mật ong được vắt bằng tay, phải được lọc lại nhiều lần và với nhiều lưới lọc mắt nhỏ khác nhau.

Để loại bỏ được phần nào đó tạp chất lẫn vào mật ong và củng là để mật ong ít lên ga, sạch hơn, trong hơn và màu mật ong được giữ lâu hơn.

Mật ong công nghiệp đã qua xử lý siêu lọc

Với các công ty xuất khẩu mật ong hoặc mật ong trong các siêu thị cửa hàng, ngoài việc lọc qua các màng siêu lọc, quy trình sản xuất mật ong của họ còn xử lý thêm qua hai giai đoạn nữa.

Một là lấy bớt nước trong mật ong ra, và hai là thanh trùng để diệt vi khuẩn, vi nấm trong mật. Mật ong được xử lý thêm qua một đến hai giai đoạn như thế được gọi là “mật ong nguyên chất”.

Mật ong nguyên chất có cách bảo quản vô cùng đơn giản và thời gian bảo quản rất lâu, có loại lên cả chục năm mà vẫn “như ngày đầu”.

Ở đây tôi không đề cập chuyên sâu đến cách xử lý mật ong thô thành mật ong nguyên chất, bởi vì giá trị dinh dưỡng của chúng có khác nhau, tôi thích sử dụng mật ong thô hơn vì chúng là tự nhiên.

Để ở chỗ tối hoặc tránh ánh nắng trực tiếp

Nghiên cứu cho thấy, ánh sáng trực tiếp liên tục trong 2 ngày sẽ phá hủy hoàn toàn các enzyme có tính chất kháng khuẩn trong mật ong.

Kèm theo đó là bị phơi nắng hàm lượng HMF tăng rất nhanh, HMF được biết là nguồn gốc của ung thư, và mật ong bị phơi nắng sẽ lên men nhanh hơn có thể làm vỡ cả lọ đựng mật.

Vì vậy, cách bảo quản mật ong tốt nhất là cần phải tránh ánh nắng trực tiếp, nếu có ý định cất giữ lâu dài thì tốt nhất nên để nó ở trong tối và lấy túi nilon đen bọc lại.

Tránh xa các nguồn tạo ra nhiệt lớn

Các enzyme, vitamin và đa số các thành phần trong mật đều không bền với nhiệt, khi gặp nhiệt độ > 35 độ mật ong bắt đầu có sự thay đổi về thành phần hóa học và màu sắc lẫn mùi vị.

Vì vậy mà khâu chế biến mật ong nguyên chất bằng cách gia nhiệt để làm giảm bớt lượng nước và dùng nhiệt để thanh trùng là không thật sự cần thiết.

Các nguồn nhiệt lớn ở đây có thể là gần bếp ga, lò vi sóng, trong phòng nóng bị hầm hơi v.v, những gì có khả năng tạo ra không khí nóng ảnh hưởng đến chai mật ong cần phải tránh xa.

Tóm tắt: Để giữ mật ong được lâu hơn, hãy bảo quản chúng ở nơi mát mẻ, và tránh những nơi nóng hay những vật tạo ra nhiệt độ cao.

Hạn chế làm tan kết tinh quá nhiều lần

Với các lọ đựng mật ong bị đóng đường (kết tinh), chúng ta thường hay dùng nước ấm để làm tan kết tinh, điều này là “ĐÚNG” nhưng chưa “TRÚNG”.

Chúng ta đã biết, phản ứng hóa học xảy ra khi có các điều kiện sau đây. 1. Các chất tiếp xúc với nhau, 2. Nhiệt độ, 3. Có thể có chất khác làm xúc tác. (theo SGK 8)

Nước ấm là nhiệt độ, khuấy tan kết tinh là xúc tác, vì vậy nước ấm vẫn làm thay đổi thành phần hóa học của mật ong, làm cho mật ong xấu đi, nhưng với mức rất thấp và không đáng lo ngại.

Nếu cứ mỗi lần dùng là lấy nguyên hũ mật ong đóng đường ra ngâm nước ấm rồi khuấy tan kết tinh, được lập lại thường xuyên và liên tục, thì chắc chắc mật ong của bạn sẽ mau hư hơn.

Để khắc phục, hãy chiết lọ mật ong sang một hũ nhỏ hơn, thay vì làm ấm cả lọ mật lớn thì giờ đây, bạn chỉ cần làm tan kết tinh vừa đủ dùng trong vài ngày, lúc này lọ mật sẽ còn tươi mới.

Tóm tắt: Tránh việc hâm đi hâm lại một chai mật ong quá nhiều lần, để làm tan kết tinh trong mật ong bằng cách ngâm nước ấm, nó chắc chắn sẽ làm mật ong giảm chất lượng.

Đặt ở nơi khô ráo

Trong mật ong đúng tiêu chuẩn, hàm lượng đường > 80% và lượng nước < 20%.

Vì đường rất cao và nước thấp, nên mật ong có xu hướng hút nước ngược trở lại từ không khí ẩm để đạt được trạng thái cân bằng theo nguyên lý "dịch chuyển cân bằng", nguyên lý Le Chatelier.

Khi mật ong loãng, chúng rất dễ bị lên men, tạo ra khí gas, thay đổi màu sắc, mật ong có vị chua và nhanh hỏng hơn, nhưng đây củng là cách tạo ra “rượu cỏ” hay “mật ong lên men”.

Vì mật ong có tính hút ẩm, nên khi bảo quản ở đâu củng vậy, cần đậy kín miệng chai và để ở nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp, độ ẩm quá cao.

Mật ong loãng ít hút ẩm hơn

Nhưng với mật ong rừng và mật ong thô thì đậy kín miệng chai đôi khi mật lên gas, và có thể làm vỡ hũ đựng mật ong.

Tuy nhiên những loại mật lên gas mạnh thường loãng, có lượng nước > 24%, với lượng nước nhiều như vậy, mật ong gần như đạt được tráng thái cân bằng của nó, và ít hút ẩm hơn.

Thêm vào đó, cần phải rửa sạch và phơi thật khô các chai, lọ, hũ đựng mật ong, tránh nước làm loãng và mật ong dễ bị lên men hơn.

Tóm tắt:

Với mật ong nguyên chất, mật ong đặc khi bảo quản cần đậy thật kín miệng chai, có thể rót đầy chai mật ong để tránh không khí lọt vào và để ở nơi khô ráo.

Với mật ong rừng nguyên chất, mật ong thô (loãng) cần nới lỏng miệng lọ, khi rót mật không được rót đầy, để mật lên gas tự nhiên tránh làm vỡ vật chứa và để ở nơi khô ráo, thoáng gió.

Cất giữ ở nơi không có mùi hôi, tanh, thối

Ngoài khả năng hút ẩm, mật ong còn hút mùi rất mạnh, chúng rất nhanh hấp thụ bất kỳ mùi hôi nào xung quanh nó.

Đó là lý do tại sao bạn không nên đặt mật ong bên cạnh các hóa chất độc hại, chất dễ cháy (gas, xăng), sơn và phẩm màu, vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, bạn không nên đặt nó cạnh những loại thực phẩm có hương vị mạnh như cá, mực, pho mát, dưa muối, dưa chua, v.v. Nếu bạn không muốn lọ mật ong của bạn mang những hương vị này.

Bảo quản mật ong trong tủ lạnh

Tôi biết có rất nhiều “chuyên gia copy nội dung” đều khuyên rằng “không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh”.

Tại sao lại không được để mật ong trong tủ lạnh?

Vì chỉ có một lý do chính đáng, đó là nhiệt độ thấp sẽ làm mật ong mau kết tinh, và người Việt chúng ta thì không thích nhìn thấy mật ong kết tinh.

Bởi quan niệm rằng, mật ong lắng đường là mật ong giả, làm người bán khó tư vấn cho khách hàng của họ hỉu về mật ong kết tinh vẫn là mật ong thật.

Và cách xử lý của người bán cho vấn đề này là, khuyên "không được bảo quản mật ong trong tủ lạnh".

Về vấn đề mật ong sẽ mất dần các chất dinh dưỡng khi bảo quản lạnh, hiện tại, tôi chưa thấy một tài liệu nghiên cứu khoa học nào kết luận như vậy. Nếu bạn có, hãy để lại chia sẻ bên dưới

Thay vào đó, chúng tôi lại tìm thấy được những lời khuyên bảo quản mật ong trong tủ lạnh từ các nghiên cứu khoa học cụ thể.

Có nên để mật ong trong tủ lạnh? 

Với các loại mật ong loãng, mật ong rừng, hay mật ong dú, với nhiệt độ bình thường chúng sẽ lên men và làm hỏng mật ong rất nhanh, kéo theo thời gian bảo quản ngắn.

Để làm ngừng lại quá trình lên men, củng là để kéo dài thời hạn sử dụng mật ong thô, hãy bảo quản chúng ở nhiệt độ thấp, như bỏ trong tủ lạnh hoặc báo quản đông đá ngay sau khi thu hoạch.

Đông đá là quá trình dễ dàng nhất để bảo vệ các đặc tính tự nhiên và các chất dinh dưỡng trong mật ong mà không cần đến máy móc hay các màng siêu lọc (Venturieri et al. 2007).

Đây củng là cách bảo quản mật ong khỏi kiến, nhưng cần phải lưu ý là vặn thật chặt miệng chai vì tủ lạnh là nơi có độ ẩm rất cao.

Tuy nhiên cần phải nói rằng, điều này sẽ làm mật ong bị kết tinh đóng đường khi để ngăn mát, và đông đá khi cấp đông sẽ làm mật ong khó để sử dụng hơn.

Đổi lại mật ong để tủ lạnh sẽ được bảo quản lâu hơn, dễ làm hơn, mà không cần đến máy móc để xử lý cho chúng không bị lên men.

Tôi thường bảo quản mật ong dú trong ngăn mát của tủ lạnh, đựng trong hũ có miệng rộng, dùng muỗng múc khi sử dụng trong các món nước như cà phê buổi sáng hay nước trái cây rất tiện lợi.

Tóm tắt:

Nếu mật ong đặc, mật ong mua ở siêu thị, cửa hàng v.v, bạn không cần phải bỏ tủ lạnh, vì các công ty đã thay bạn nghĩ đến trường hợp mật ong bị lên men theo thời gian rồi.

Nếu bạn chính tay vắt mật, hoặc bắt được một tổ ong, thì không thể tránh khỏi mật bị lẫn tạp chất, vắt nhầm mật sống làm nhanh tối màu mật ong và hỏng.

Thì nên bảo quản lạnh hoặc cấp đông ngay sau khi thu hoạch là điều cần thiết để kéo dài thời gian sử dụng của mật ong.

Mật ong có thể được giữ lạnh trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm. Tuy nhiên, lo ngại về việc hút ẩm làm tăng lượng nước trong mật ong ít hơn là lo ngại về việc mật ong lên men và bị hỏng.

Không đựng trong chai, lọ bằng kim loại

Bạn không nên sử dụng chai, lọ, hũ bằng kim loại để đựng mật ong, vì nó sẽ tạo ra độc tố gây hại bằng các phản ứng oxy hóa khử.

Vì phản ứng này ở mật ong diễn ra rất chậm, nên bạn sẽ không thấy trong thời bảo quản ngắn gian ngắn.

Do mật ong có tính axít nên khi chứa trong các vật bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, trong đó kim loại là chất khử và mật ong là chất oxy hóa.

Sản phẩm của phản ứng sinh ra các chất độc hại không mong muốn và làm thay đổi mùi vị của mật ong.

Không dùng hũ đựng mật ong bằng gỗ để giữ lâu dài

Củng không được dùng các thùng, lọ bằng gỗ để chứa mật ong, vì mùi của gỗ sẽ “ngấm” vào bên trong mật, làm giảm chất lượng của mật ong vốn có.

Đây củng là lý do tại sao rượu van lại được ủ trong các thùng gỗ khác nhau, với thời gian khác nhau sẽ cho ra hương vị khác nhau.

Ngoài ra, bên trong một số loại gỗ còn có dầu (gỗ thông), hay được sơn bóng bên trong rất độc hại khi dùng để dự trữ mật ong lâu ngày.

Hạn chế dùng chai nhựa để đựng mật ong

Nếu mật ong của bạn đã qua xử lý bằng máy móc, thì việc đựng trong chai nhựa được làm từ nhựa thân thiện thì không vấn đề gì.

Bởi mật ong đã qua xử lý sẽ còn gas nhưng rất ít, nhưng với mật ong hoa rừng hoặc mật ong thô thì chứa trong các chai nhựa sẽ là một phiền phức, bởi khí gas có thể làm nổ chai.

Vì giá thành rẻ và thuận tiện trong vận chuyển, nên chai nhựa là lựa chọn đầu tiên của các nhà sản xuất mật ong.

Chai nhựa không phải là xu hướng cho sản phẩm xanh

Tuy nhiên, ngoài vấn đề về mật ong bị lên ga làm nổ chai đựng mật, cần phải cân nhắc là chứa mật ong trong các chai nhựa lâu ngày có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bởi trong nhựa có thể có độc tố BPA. BPA là chất  hóa học dùng để đóng rắn nhựa dùng để sản xuất ra chai PET, BPA có thể lẫn vào thực phẩm gây nguy cơ ung thư.

Sự thật ngày nay, người dùng đã giảm đi rất nhiều việc sử dụng nước uống đóng chai, bởi lo ngại về sự không an toàn của chai nhựa.

Nếu bắt buộc phải dùng chai nhựa để bảo quản mật ong, thì nên chọn các loại nhựa số 2 (PE), nhựa số 4 (PE), hoặc nhựa số 5 (PP).

Không dùng nhựa số 3, số 6, số 7 để đựng mật ong vì chúng chứa nhiều chất BPA, và nhựa số 1 (PET) là nhựa dùng 1 lần, không dùng để đựng mật ong cho mục đích bảo quản trong thời gian dài.

Tóm tắt:

Không nên dùng chai nhựa để đựng mật ong, dù ít hay nhiều thì cất giữ mật ong trong chai nhựa vẫn có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và nhựa không phải là xu hướng của một sản phẩm sạch.

Chứa trong hũ thủy tinh là lựa chọn tốt nhất

Về mặt hóa học, thủy tinh có thuộc tính trơ, không màu, không mùi, là đề xuất tốt nhất cho cách bảo quản để có hạn sử dụng mật ong lâu dài, mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của chúng.

Ngoài ra, lọ thủy tinh còn thể hiện tính thẩm mỹ và sang trọng khi đựng mật ong dùng trong nhà, hoặc làm quà biếu.

Tuy nhiên, một nhược điểm của thủy tinh là giá thành cao, dễ vỡ và khó khăn trong vận chuyển, nếu không vận chuyển xa thì thủy tinh là một loại vật liệu tốt dùng để cất giữ mật ong lâu dài.

Tóm tắt: Nên dùng chai, lọ thủy tinh để đựng mật ong, để vận chuyển, nên đóng gói cẩn thận và ghi chú rõ ràng, có thể chi phí hơi cao, nhưng tiền không quan trọng bằng sức khỏe.

Cách bảo quản mật ong bánh tổ

Mật ong nguyên sáp có thể là mật ong rừng bánh tổ hoặc mật ong nuôi, chúng có hai loại, một là vít nắp một phần (loại dỏm), và vít nắp toàn bộ (hàng xịn).

Con ong đậy nắp lỗ mật lại (gọi là vít nắp) là để báo rằng, trong lỗ tổ đó mật ong đã đạt tiêu chuẩn để ăn được (mật chín), và củng là để cất giữ mật ong được lâu hơn.

Vì vậy, không mua những loại mật ong vít nắp một phần ( < 70%) hoặc chưa vít nắp (mật chưa chín), đa số là mật ong hoa rừng và mật nuôi kém chất lượng.

Những loại mật bánh tổ như vầy không bảo quản được lâu và giá trị dinh dưỡng không bằng mật ong còn nguyên sáp vít nắp toàn bộ.

Trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ cách bảo quản mật ong nguyên tổ vít nắp > 80%, vì các loại mật chưa chín đa số nên sử dụng hết càng sớm càng tốt.

Cách bảo quản mật ong bánh tổ như sau:

·         Để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh mùi hôi, thối, độc hại và đậy kín hộp, bảo quản tối đa sáu tháng.

·         Tốt nhất là bọc mật ong bánh tổ trong màng bọc thực phẩm (rút được chân không thì càng tốt) và để ngăn đá tủ lạnh.

·         Đựng mật nguyên sáp trong hũ, lọ thủy tinh miệng rộng, có nắp đậy và sử dụng bằng cách dùng dao cắt hoặc lấy muỗng múc một phần cần sử dụng.